1. Giao tiếp rõ ràng
Bất kì lúc nào lỗi được tìm thấy , nếu dev và tester ngồi cạnh nhau thì có thể trao đổi. Còn nếu ngồi xa nhau thì có 2 lời khuyên cho việc này :+ Luôn luôn ghi ra các steps để tạo ra lỗi một cách rõ ràng. Nếu tester không có 1 cách rõ ràng để tái hiện lại bug thì dev khó có thể giải quyết nó.
+ Đính kèm file : như có thể chụp màn hình hoặc tốt hơn nên dùng ảnh GIF.
2. Mô tả lỗi
Là Tester chuyên nghiệp bạn cần phải mô tả bug rõ ràng, dể hiểu, để developer đọc hoặc khách hàng đọc dể hiểu thì bạn cần làm theo steps sau:
+ Summary: Mô tả tiêu đề bug ngắn gọn nhưng dể hiểu
+ Steps: Viết từng steps cụ thể.
+ Actual result: Mô tả hiện trạng của bug.
+Expected result: Mong muốn bug sửa cho đúng với hệ thống
3. Đặt câu hỏi và trả lời
Đặt câu hỏi là phần quan trọng của kiểm thử phầm mềm. Thông thường khi join bất kì dự án nào cũng có 1 file chung gọi là file Q&A để dev và tester hỏi những điều mình không rõ và leader or PM or kĩ sư cầu nối sẽ trả lời. Vậy mục đích cả việc hỏi này là gì:
+ Để hiểu rõ yêu cầu.
+ Để hiểu những thay đổi đã được thực hiện.
+ Nếu có thắc mắc hoặc khi thêm một member thì có thể đối ứng được.
4. Hiểu được sự ưu tiên cần thiết
Bạn cần phải hiểu được điều gì cần ưu tiên cao và điều gì cần ưu tiên thấp, điều gì nên được kiểm thử tự động or điều gì nên kiểm thử manual .
+ Nếu bug liên quan đến UI : thì chúng ta nên để độ ưu tiên thấp.
+ Nếu bug liên quan đến crash thì nên để độ ưu tiên cao, yêu cầu dev fix gấp.
+ Nếu là bug không ảnh hưởng đến hệ thống nhiều thì nên để chế độ bình thường
+ Tester thì nên dựa vào kinh nghiệm của mình và suggest cho user những cái nào phù hợp.
5. Đóng vai trò của người dùng
Là tester bạn không chỉ nắm rõ nhất các yêu cầu của End User mà bạn còn nên đặt mình vào vị trí của End User từ đó bạn có thể hiểu được nhu cầu thực sự của họ và đưa ra những đề xuất hợp lý giúp phần mềm có tính ứng dụng cao và có ích cho End User (User Oriented).
6. Phạm vi thích hợp
Tester xuất sắc hiểu rõ là không thể có đủ thời gian để thực hiện hết mọi test case muốn thực hiện. Họ bèn phân mức ưu tiên và khoanh vùng việc test sao cho đảm bảo rằng những lỗi dễ ảnh hưởng tới khách hàng nhất sẽ được tìm ra trước tiên.
7. Phát hiện những hành vi lạ
Tester xuất sắc chủ động theo dõi những sự kiện lạ. Các icons không xuất hiện đúng vị trí? Các radio buttons không nằm cùng cụm? Đó chỉ là những lỗi lập trình rất phổ thông! Nhưng với tester xuất sắc thì: những sự lạ như vậy, tuy có thể xảy ra, nhưng mà là dấu hiệu của một loạt lỗi cẩu thả, không dung thứ được.
8. Chất lượng quan trọng hơn số lượng
Tester thì không nên đề cao số lượng mình log được bao nhiêu bug, số lượng không quan trọng bằng chất lương. Bạn nên giúp công ty or developer tìm những lỗi hữa ích thì còn có ý nghĩa hơn việc bạn log nhiều bug không quạn trong mà bỏ sót những lỗi logic của hệ thống.
9. Niềm đam mê
Để nổi trội trong bất kỳ nghành nghề hoặc công việc , thì bất kỳ ai cũng phải có một niềm đam mê cho lĩnh vực của mình. Nhưng làm thế ào để xác định xem bạn có niềm đam mê hay không thì bạn cần phải TRY hết sức mình.
Ngoài ra cần phải có:
-Luôn học hỏi
không bao giờ hết bug
0 Comments:
Đăng nhận xét